Thêu vi tính là gì? Thêu vi tính là một phương pháp thêu được hoạt động trên máy thêu, có chương trình được điều khiển bởi hệ thống máy tính chuyên dụng. Vì đặt tính hoạt động thông minh nên cùng một lúc, máy có thể thêu nhiều mẫu và chính xác gần như tuyệt đối. Thêu vi tính là khái niệm đơn giản, dễ hiểu ám chỉ việc thêu được điều khiển thông qua máy tính và máy thêu.
Thêu vi tính là gì? Nguồn gốc ra đời
Khái niệm
Thêu vi tính là một phương pháp thêu bằng máy, dựa trên cơ sở thêu thủ công thì người ta đã sử dụng các dòng mã code để lập trình cho chiếc máy vận hành như một người thêu bình thường nhưng với tốc độ nhanh hơn và số lượng lớn hơn.
Đặc biệt phương pháp này đem lại độ chính xác cực lớn và có độ bền rất cao. Người ta đặt tên là thêu vi tính một phần cũng vì sự chính xác gần như tuyệt đối của nó, phần nữa là nó được điều khiển bởi một hệ thống máy tính với công nghệ hiện đại nhất thời bấy giờ.
Nguồn gốc ra đời
Ý tưởng tạo ra một máy thêu đầu tiên được phát minh ra là máy thêu Tajima được xuất hiện vào những năm 1964, sau đó khoảng thời gian cuối năm 1970 máy thêu do Mr. Peter Haase người Hà Lan cũng được tạo ra. Tuy nhiên với phát minh chưa được hoàn thiện này nếu một lỗi nhỏ xảy ra có thể làm hỏng toàn bộ thiết kế.
Năm 1980, máy thêu vi tính đầu tiên được giới thiệu ra thị trường gia đình. Wilcom đã giới thiệu hệ thống thiết kế thêu đồ họa máy tính đầu tiên chạy trên máy tính mini. Melco, một mạng lưới phân phối quốc tế được thành lập bởi Randal Melton và Bill Childs, đã tạo ra đầu mẫu thêu đầu tiên để sử dụng với khung dệt Schiffli lớn. Những khung dệt kéo dài vài mét và tạo ra các bản vá ren và các mẫu thêu lớn. Với thiết kế mẫu cho phép thợ thêu tránh tự tay may mẫu thiết kế và tiết kiệm thời gian sản xuất. Sau đó, nó đã trở thành máy thêu vi tính đầu tiên được bán trên thị trường cho gia đình.
Vì thế vào năm 1984 máy thêu tự động đã ra đời với sự hỗ trợ của phần mềm thiết kế mẫu thêu CAD và trình điều khiển CAM. Công nghệ này đã giúp cho quá trình sản xuất diễn ra nhanh hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Tại Việt Nam thì mãi đến năm 1990 mới bắt đầu sử dụng máy thêu vi tính. Nhưng trong giai đoan này vẫn chưa có hệ thống thiết kế mẫu thêu kèm theo đa phần đều do khách hành cung cấp mẫu thêu.
Ưu nhược điểm của thêu logo vi tính
Ưu điểm máy thêu vi tính
- Giá thành sản phẩm : Giá sản phẩm giảm so với phương pháp truyền thống.
- Độ chính xác cao.
- Thời gian sản xuất nhanh chóng.
- Đa dạng về mũi thêu.
Nhược điểm khi sử dụng máy thêu vi tính
- Gặp khó khăn khi thêu các sản phẩm yêu cầu sự tỉ mỉ, cầu kỳ các chi tiết phước tạp.
- Mức độ sáng rõ không cao.
- Các đường thêu hơi thô, không mềm mại.
- Không thêu được trên các loại vải mỏng và mềm.
Một số điều cần biết về thêu vi tính
Nhờ có thêu vi tính, giờ chỉ cần một lần thiết kế mẫu thêu vi tính duy nhất trên máy tính rồi xuất dữ liệu theo định dạng (format) riêng của từng hãng, đưa vào máy thêu để điều khiển thêu hàng loạt sản phẩm đảm bảo y hệt nhau. Format phổ biến nhất là của Tajima, song dần dần việc chuyển đổi giữa các format của các nhà sản xuất máy thêu tự động khác nhau đã không còn là vấn đề (thậm chí ngày càng có nhiều phần mềm chuyển đổi format thêu được phổ biến miễn phí trên internet).
Các định dạng thêu trên máy vi tính cuối cùng chứa các hướng dẫn để máy thêu thực hiện. Di chuyển đến một vị trí mới theo hai hướng khác nhau, di chuyển nhưng chặn thanh kim (nhảy), cắt chỉ, thả kim, chuyển sang chủ đề tiếp theo. Đây là tất cả các hành động mà máy may có thể thực hiện, thường là tăng 1/10 một milimet.
Mục tiêu sau đó trong phần mềm thiết kế thường là làm thế nào để tạo mẫu cho các mũi khâu này theo những cách hữu ích cho người sử dụng phần mềm. Những mẫu này dẫn đến rất nhiều khái niệm cơ bản trong phần mềm thêu.
Các dịch vụ thêu vi tính gia công phổ biến hiện nay
- Thêu logo số lượng ít theo yêu cầu
- Thêu stick dán áo
- Thêu logo đồng phục
- Thêu tên học sinh
- Thêu local brand