In lụa là gì? Tìm hiểu về công nghệ và quy trình in lụa

In lụa là gì? In lụa ứng dụng rộng rãi trong đời sống và hầu như mọi người đều nghe tên gọi về công nghệ in ấn này. Hình thức in lụa chiếm đến 60 % trong các kỹ thuật in ấn lên vải và để nắm rõ được cụ thể về in lụa cũng như quy trình in ấn mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

in lụa là gì
in lụa là gì

In lụa là gì

In lụa hay còn gọi là in lưới. Hiểu một cách đơn giản nhất thì in lụa là một kỹ thuật in ấn có sử dụng khuôn in. Khuôn này dùng để định vị hình in sau đó sẽ có thanh gạt để tán đều mực in lên bề mặt thông qua tấm lưới in.

khung in lụa
khung in lụa

Đây là một trong những dạng in được sử dụng phổ biến để in túi vải, in tranh, in áo…In lụa được xuất phát từ việc khuôn in được làm bằng tơ lụa. Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường thì khuôn in dần được thay thế bằng các chất liệu khác như vải bông, vải cotton hoặc lưới nên còn gọi là in lưới.

In lụa có tính ứng dụng cao

Kỹ thuật in lụa này, được ví như bàn tay phép thuật, chúng có thể biến hóa đa dạng trên tất cả các bề mặt “dày” như gỗ sơn mài, “mỏng” như trên bề mặt giấy, hay “cứng” như trên bề mặt của kim loại, “dẻo” như kẹo cao su, “cồng kềnh” như chiếc ghế đá trong nhà trường….

in lụa lên túi
In lụa lên túi nilon

In được hàng trăm chất liệu khác nhau, nhưng lại vô cùng quen thuộc và phổ biến, chúng được coi như: miếng bìa carton, nhôm, kẽm, sắt, chì, nhựa, hay hơn nữa là mica….

Chúng còn in ra được hàng trăm, hàng ngàn sản phẩm khác nhau, chúng được lần lượt kể đến là: Thiệp mời, bao bì lớn nhỏ, quần jean, áo thun ba lỗ, tất cả các loại áo, giỏ xách, cặp học sinh, khăn choàng cổ, balo, thùng nhựa… tất cả được in ra một cách hoàn hảo và tinh tế nhất.

Quy trình in lụa 6 bước

quy trình in lụa
quy trình in lụa

Quy trình in lụa thường có 6 bước:

  • Bước 1: Chuẩn bị khung và pha keo: Khung có thể được làm bằng gỗ; hoặc hợp kim nhôm đã được rửa và phơi khô sạch sẽ. Khung có thể có nhiều hình dạng khác nhau; tuy nhiên đa số được sử dụng là khung hình chữa nhật.
  • Bước 2: Chụp bản
  • Bước 3: Pha mực: Mực in cần phải được chuẩn bị thật kỹ đặc biệt phải phù hợp với từng chất liệu được in.
  • Bước 4: In thử và canh tay kê: Bạn cho mực lên máng để quét lên lưới, chú ý quét đều 2 mặt rồi sấy thật khô thật khô. Tiếp tục dán phim lên mặt ngoài của lưới, lấy băng dính dán 4 góc lại. Sau đó, lấy tấm kính để ép phim vào lưới và đem đi phơi dưới ánh sáng mặt trời trong vòng 3 phút; hoặc dùng máy phơi, sau đó bạn có thể kiểm tra sản phẩm của mình.
  • Bước 5: In sản lượng: Đánh giá chất lượng của bản in thử, thấy sản phẩm đạt được các tiêu chí cần thiết thì bạn bắt đầu tiến hành in hàng loạt.
  • Bước 6: Rửa khung: Sau khi phơi xong bạn gỡ phim ra thì đem khung đi rửa thật kỹ để chuẩn bị cho lần in sau.

Ưu và nhược điểm của in lụa

Ưu điểm Nhược điểm
+ Giá thành rẻ, chi phí thấp

+ In được số lượng ít cho các đơn vị nhỏ

+ Chủ động thực hiện in nhanh, chủ động trong chọn lựa màu sắc

+ Có thể in được nhiều chất lượng khác nhau

+ Hình bóng đẹp

+ Độ bền cao

+ Tốc độ in chậm

+ Tốn nhiều thời gian

+ Bản in có độ nét không cao, tạm chấp nhận được