Giỗ tổ Hùng Vương là vào ngày nào? Có những hoạt động gì vào ngày này?

Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào? Giỗ tổ Hùng Vương là ngày gì? Có những hoạt động gì vào ngày này? Nếu bạn đang thắc mắc không biết giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào, là ngày gì, thì hãy theo dõi bài viết này để nhận được câu trả lời nhé.

Giỗ tổ Hùng Vương là vào ngày nào? Có những hoạt động gì vào ngày này?

Giỗ tổ Hùng Vương là vào ngày nào? Có những hoạt động gì vào ngày này?

Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào?

Vào mỗi năm, cứ vào dịp ngày 10 tháng 3 âm lịch là tất cả người dân Việt Nam dù ở đâu đều hướng về đất tổ, quê cha nơi khởi sinh ra dòng giống dân tộc Việt Nam ta. Để tưởng nhớ, để tự hào về những người cha ông, những thế hệ đi trước đã anh dũng gây dựng và lập nên đất nước ta.

Đây là một lễ hội lớn hằng năm, nằm tưởng nhớ công lao và bày tỏ sự biết ơn của mình đến vớ cha ông, đến những vị vua đầu tiên của lịch sử dân tộc. Ai ở đâu, dù ở phương xa bận rộn đều mong muốn tìm đến quê cha đất tổ, tìm về chân núi Nghĩa Linh dâng hương để bày tỏ sự biết ơn đến các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.

Giỗ tổ Hùng Vương hay còn được gọi là lễ hội đền Hùng, theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như thủy tổ của người Việt, cha mẹ của các vua Hùng. Lễ hội ngày thường niên được diễn ra vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, Phú Thọ.

Nguồn gốc của ngày giỗ tổ Hùng Vương

Để ghi nhớ công ơn các bậc Vua Gùng đã công khai thiên, lập địa, đã có công dựng nước và giữ  nước vào đời vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 đã sao chép đóng dấu kiềm để tại đền Vua Hùng chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch hằng năm để chọn làm này giỗ tổ Hùng Vương. Sau đó đến đời vua Khải Định thú 2 thì nhà vua chọn ngày 10 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ vua Hùng để nhắc nhở con cháu sau này luôn phải biết công ơn của tổ tiên, cúng bái nhớ về cội nguồn. Ngày 06/01/2001, chính phủ ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng hàng năm. Ngày 10 tháng 3 trở thành ngày Quốc Giỗ của cả dân tộc. Đến ngày 06/12/2012, giỗ tổ Hùng Vương đã được cả thế giới biết đến khi Tổ chức UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc) công nhận: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là một Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Sự công nhận này chính là được công nhận trước thế giới tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, đánh giá sự quan trọng của dân tộc luôn biết gìn giữ văn hóa cội nguồn trong thời đại hội nhập hiện nay.

Nguồn gốc của ngày giỗ tổ Hùng Vương

Nguồn gốc của ngày giỗ tổ Hùng Vương

Ý nghĩa ngày giỗ tổ

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

 

Đã từ rất lâu trong lịch sử việt Nam ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm đã trở thành một ngày vô cùng trọng đại của dân tộc, đây là một ngày lễ hội cực lớn của dân tộc ta. Đây là ngày lễ nhằm bày tỏ sự biết ơn của chúng ta đối với cha ông đến những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Ngày này để nhắc nhở con cháu luôn phải biết nhớ ơn, và hướng về cội nguồn dân tộc. Công ơn của những người đi trước. Vào ngày này cả nước sẽ được nghỉ, vào ngày này không chỉ là ngày để chúng ta hội tụ còn là ngày mà cả dân tộc Việt Nam ta khẳng định được giống nòi, và sức mạnh trường tồn mãnh liệt của văn hóa dân tộc Việt Nam. Đời đời nhớ công ơn cha ông.

Ý nghĩa ngày giỗ tổ

 

Có những hoạt động gì vào ngày này?

Có những hoạt động gì vào ngày này? Trong ngày này hầu như mọi người sẽ được nghỉ ngơi ở nhà tụ họp ăn uống, hơn nữa ở vùng đất tổ Phú Thọ sẽ có những hoạt động cực kỳ thú vị và mang đậm màu sắc dân tộc tại đền Hùng ví dụ như: Lễ Giỗ đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, lễ dân hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ, lễ dâng hương tưởng niệm các vị Vua Hùng, lễ dâng hoa tại bức phù điêu bác hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân tiên phong, Lễ dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn tỉnh.

Trên đây là một số hiểu biết của allgifts về ngày lễ này, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn.